1. Biến đổi khí hậu- vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay
Sự gia tăng trong khí quyển của carbon dioxide (CO2), và Oxit nitrat (N2O) đã xảy ra trong 200 năm qua. Các khí này gọi chung là khí nhà kính, chúng hấp thụ nhiệt từ trái đất, làm nóng không khí và bề mặt địa cầu. Cộng đồng khoa học thế giới kết luận rằng hoạt động của con người, đặc biệt là việc sử dụng năng lượng và phá rừng sẽ làm tích tụ nồng độ của khí nhà kính trong khí quyển, gây ra sự biến đổi khí hậu. Chia xẻ đề tài này vào sáng ngày 12/07/2009 tại địa điểm sinh hoạt CLB Sinh Vật Cảnh Giao Châu, Tiến sĩ Chế Đình lý-Viện trưởng viện môi trường Đại Học Quốc Gia TP.HCM diễn giải cho trên 150 Hội viên CLB cùng nhiều nhà khoa học doanh nhân, nghệ nhân tham dự.
Ts. Chế Đình Lý đang thuyết trình tại Hội thảo Hội viên tham dự Hội thảo
2. Vai trò và ý nghĩa của rừng và cây xanh trong việc làm giảm biến đổi khí hậu
Vì 50% cây cấu tạo bởi carbon nên rừng và cây xanh là một trong những cách tốt nhất để giữ lại carbon (giữ ở dạng sử dụng CO2) trong không khí. Nghị định thư Kyoto nhận thức điều đó và đã xác định khuyến khích tạo lập rừng cho mục đích cố định CO2. Vì vậy, nếu trồng cây ở những vùng không có rừng, có thể xem là một cách cố định carbon, giảm lượng khí nhà kính trong khí quyển. Đặc biệt, khi sử dụng cây gỗ làm đồ dùng, việc cố định carbon sẽ lâu dài.
Chính phủ Canada khuyến khích mỗi người dân giảm phát thải 1 tấn CO2/năm. Quỹ trồng cây Canada yêu cầu mỗi người dân trồng 110 cây, tương đương với cố định 1 tấn CO2/năm.
Cây hấp thụ CO2 là một trong các khí nhà kính và phóng thích ra Oxy vào khí quyển. Rừng là nguồn giữ CO2 lớn thứ hai của thế giới (sau đại dương), trong đó 1 acre (=0,4046 hecta) rừng có khả năng cố định 150 – 200 tấn CO2 trong 40 năm đầu. Do vậy, trồng rừng là cách ít tốn kém nhất, hiệu quả nhất để làm giảm CO2 trong khí quyển, góp phần làm giảm biến đổi khí hậu.
Cây xanh sử dụng CO2 và nước để tạo ra phân tử đường đơn giản qua quang hợp, sau đó sinh ra cellulose và lignin trong các cây gỗ. Oxy là sản phẩm trung gian của quang hợp. Diển tả một cách đơn giản, phương trình hóa học của quang hợp là:
Tiến trình quang hợp này lấy CO2 tự do trong khí quyển và tạo ra các bon cố định và thực hiện quá trình tạo ra sản lượng sản xuất sơ cấp thô, tính bằng gC hay KgC.
Sản lượng này dùng cho hô hấp còn lại giữ trong cây dưới dạng lá, rễ, thân, hoa, hạt... tạo ra sản lượng sơ cấp thuần. Trên tinh thần đó, rừng nhiệt đới là hệ sinh thái có năng suất cao nhất. Vì vậy, trồng cây xanh ở tất cả mọi nơi sẽ có tác dụng rất lớn trong việc góp phần làm giảm biến đổi khí hậu và theo nghị định thư Kyoto, có thể thực hiện cơ chế phát triển sạch CDM, tạo ra lợi ích kinh tế cho các quốc gia kém phát triển.
3. Các vai trò chủ yếu của rừng
Rừng cung cấp nơi trú ẩn cho nhiều động thực vật và tạo ra các chức năng quan trọng khác có ảnh hưởng đến con người.
Quang hợp là tiến trình hóa học trên lá cây sử dụng ánh sáng mặt trời và CO2 để sinh ra năng lượng, cung cấp đường cho cây, trong quá trình đó, tán lá cây phóng thích Oxy để thở.
Rừng cũng còn làm gia tăng khả năng của đất trong việc giữ nước.
Nước lưu trữ trong rễ cây, thân, cành và lá cũng như thảm mục dưới tán rừng cho phép rừng duy trì nước trong các sông suối mùa khô hạn.
4. Khái niệm dịch vụ hệ sinh thái – một quan niệm hiện đại về vai trò của rừng
Các dịch vụ HST là các hàng hóa công cộng, là các tíến trình thông qua đó môi trường tự nhiên sinh ra các tài nguyên hữu dụng đối với con người, tương tự như các dịch vụ kinh tế. Các ví dụ dịch vụ HST là:
-
Cung cấp chất và năng lượng
-
Cung cấp không khí trong lành
-
Cung cấp nguồn nước sạch
-
Nghỉ dưỡng và du lịch
-
Điều hòa khí hậu, mực nước sông ngòi
-
Giảm thiểu biến cố tự nhiên
Các dịch vụ HST được xem là phi thị trường phi lợi nhuận vì chúng phải tốn kém chi phí sản xuất hay bảo dưỡng, đôi khi rất lớn so với dịch vụ mà nó cung cấp. Do đó, các dịch vụ sinh thái phải do nhà nước đầu tư và quản lý.
5. Kỹ thuật sinh thái – sự ứng dụng những hiểu biết về dịch vụ sinh thái phục vụ cho đời sống
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan- Giám đốc công ty Môi Trường TPHCM cho rằng, để bảo vệ môi trường trong lành thì mọi người phải có ý thức bảo vệ rừng và phải hiểu biết về dịch vụ HST để phục vụ cho đời sống như: xử lý nước thải, chống xói mòn, bảo tồn và tái tạo nước sạch, tiết kiệm năng lượng, chống chói sáng, giảm bức xạ nhiệt và điều tiết không khí.
Sử dụng đất ngập nước để xử lý nước thải thay cho phương pháp truyền thống |
Sử dụng thực vật để lọc và xử lý nước hồ bị ô nhiễm |
Kết thúc cuộc hội KS Trần Thuận chủ nhiệm CLB kết luận: do hoạt động của con người trong việc sử dụng năng lượng và phá rừng đã làm tích tụ nồng độ của khí nhà kính trong khí quyển tạo ra sự biến đổi khí hậu, cây xanh là một trong những cách tốt nhất để giữ lại cacbon (giữ ở dạng CO2) trong không khí. Vì vậy trong quy mô toàn quốc các nhà quản lý phải có chủ trương trồng rừng và tuyên truyền ích lợi của rừng, đừng xem rừng là của trời cho rồi tùy tiện khai thác bữa bãi. Hội thảo kết thúc trong bầu không khí cởi mở và tạo dấu ấn cho các hội viên và khách mời tham dự.
Thông tin khác
- » Rừng gỗ trắc độc nhất vô nhị ở Việt Nam kêu cứu (06.05.2017)
- » Thương lái Trung Quốc gom gỗ trắc giá 10 triệu/kg (06.05.2017)
- » Tìm hiểu về gỗ trắc đỏ. (06.05.2017)
- » Cận cảnh cây sưa 50 tỷ trong vụ đánh nhau chảy máu đầu tại cuộc họp ở Bắc Ninh (16.12.2016)
- » Hơn 1.000 tỷ đồng giảm ô nhiễm cho bãi rác Đa Phước (21.11.2016)
- » Đẩy mạnh phát triển gắn với bảo vệ rừng (17.12.2015)
- » Biến đổi khí hậu gây khó khăn cho lâm nghiệp (17.12.2015)
- » Tỷ lệ cây lâm nghiệp và cây lâu năm tại Bình Dương đạt 57% (17.12.2015)