VƯỜN ƯƠM ĐÔNG NAM BỘ

Đưa mảng xanh vào sân trường - VƯỜN ƯƠM ĐÔNG NAM BỘ
Cây kèn hồng
Cây hoa sữa
Cây giá ty ( Tếch )
Cây giáng hương
Cây mãng cầu xiêm Thái Lan
Cây chuông vàng
Hạt gai dầu
Hạt chùm ngây
Cây gỗ trắc
Thông đuôi ngựa
KEO LAI GIÂM HOM
Cây cam
Cây bằng lăng
Cây bò cạp vàng ( Muồng hoàng yến )
Cây xoài
Keo tai tượng
Cây gõ đỏ
Thu hái hạt Cây Sưa Đỏ
Hạt Giống Bàng Đài Loan
HẠT TRẮC ĐỎ
CÂY BẠCH ĐÀN
CÂY BẰNG LĂNG TÍM
CÂY GÕ MẬT
CẨM LAI BÀ RỊA
CÂY SƯA ĐỎ
CÂY CĂM XE
Cây cẩm lai đồng nai
Cây giá tỵ (tếch)
Cây Bưởi Da xanh
Cây Chanh không hạt
Cây Mận Tam hoa
Cây Mít nghệ tứ quý
Mít Nghệ Siêu Sớm
Mít Thái Lá Bàng
Vú Sữa Lò Rèn
Xoài Cát Hòa Lộc
Xoài Thái Lan
Cây Trôm Mủ

Hỗ trợ trực tuyến

Mr.Dương:  0919 990 576

Tin tức

Hoa kèn hồng – cô gái mộng mơ giữa lòng Sài Gòn
Chia tay với hương xuân...
Bạn có biết cái tên Chùm ngây? Những khám phá tuyệt vời từ một loài rau
“Chùm ngây –...
Bạn có được lợi ích gì khi trồng cây keo lâm nghiệp ?
Chuyện trồng cây lâm...
Hoa sữa - loài hoa mang thu về với Hà Nội
“ Mùa hoa sữa rơi,...
Giống xoài Thái Lan và món xôi xoài cực đã thèm
“Có một loại xoài...
Cây Chuông Vàng - Ấn tượng về một loài hoa cho sắc vàng rực rỡ như nắng
  “Để tôi...
Mách bạn cách tăng năng suất cây trồng bằng những bí quyết ươm và chăm sóc hạt giống hiệu quả
"Hạt giống muốn nảy...
Giống Mận Tam Hoa - Loại cây ăn trái cho quả căng mọng, hấp dẫn giàu dinh dưỡng
“Vào mùa hè...
Bằng lăng làm đẹp cho đường phố và những giá trị mà bạn không ngờ tới
"Cây bằng lăng nước...
Cây Trôm mủ -
“Trưa hè ngồi dưới...
Cây công trình- mỹ quan giữa lòng thành phố
Trong cuộc sống hiện đại...
Hạt gai dầu và những lợi ích không tưởng mà nó mang lại cho bạn
Ngày nay, cây gai...
Vườn ươm Đông Nam Bộ - Cơ sở phân phối giống cây ăn quả đảm bảo chất lượng tại Đồng Nai
"Vườn ươm Đông...
Dịch vụ quản trị trang web chất lượng tại tp.Hồ Chí Minh
Bạn đang xem bài viết...
Mỹ công bố 12 loại rau củ quả nhiều thuốc trừ sâu nhất
Một lần nữa, dâu tây đứng...
5 Bước để tạo ra một bài viết chuẩn SEO
Bạn đang xem bài viết 5 Bước...
Trồng cây là đầu tư cho tương lai của cuộc sống
 Nghị sĩ châu Á-Thái...
Rừng gỗ trắc độc nhất vô nhị ở Việt Nam kêu cứu
Rừng đặc dụng Đắc Uy...
Thương lái Trung Quốc gom gỗ trắc giá 10 triệu/kg
Người buôn gỗ ở làng...
Tìm hiểu về gỗ trắc đỏ.
Trên thị trường hiện...
Cận cảnh cây sưa 50 tỷ trong vụ đánh nhau chảy máu đầu tại cuộc họp ở Bắc Ninh
Cây sưa 200 năm tuổi...
Hơn 1.000 tỷ đồng giảm ô nhiễm cho bãi rác Đa Phước
TP HCM sẽ chi hơn 1.000 tỷ...
Đẩy mạnh phát triển gắn với bảo vệ rừng
Chi cục Lâm nghiệp tỉnh...
Biến đổi khí hậu gây khó khăn cho lâm nghiệp
Do biến đổi khí hậu,...
Tỷ lệ cây lâm nghiệp và cây lâu năm tại Bình Dương đạt 57%
Sáng 4-12, Sở nông...
Đưa mảng xanh vào sân trường
Trồng nhiều loại cây...
Trồng 10.500 cây xanh tại di tích đường Hồ Chí Minh trên biển
Trên 10.000 cây xanh...

Đưa mảng xanh vào sân trường

17-12-2015

Trồng nhiều loại cây xanh vừa gần gũi với học trò, vừa tỏa bóng râm mát cho sân trường là kinh nghiệm tạo cảnh quan nhà trường xanh - sạch - đẹp của các trường học ở vùng cao bấy lâu nay. 

“Do đặc thù vùng cao, trường học ở đây thường đóng trên địa bàn gần núi cao, gần suối, và học trò đều là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Vì vậy, khi thiết kế hệ thống cây xanh trong khuôn viên nhà trường, các trường học ở vùng cao đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn loại cây, giống cây để làm sao tạo ra một môi trường vừa thân thiện, vừa xanh mát đối với học trò” - thầy giáo Hoàng Văn Huy, phó hiệu trưởng Trường THPT số 3 Bảo Yên (Lào Cai), cho biết.

Thay cho việc trồng những cây cảnh được cắt tỉa, uốn nắn kiểu cách tạo cảm giác khá xa lạ đối với học trò, nhiều trường học vùng cao đã chọn những loại cây xanh quen thuộc có nguồn gốc bản địa như cây móc rừng, cây cọ, cây vả, cây thiên tuế, cây dừa rừng, hoa ban rừng... để trồng trong khuôn viên nhà trường.

Đặc điểm của các loại cây nói trên là xanh tốt quanh năm, ít rụng lá và khá thích nghi với thời tiết ở vùng cao. Đặc biệt, vào mùa đông khắc nghiệt, những loại cây này vẫn xanh tốt như đang sống ở rừng. Khi đưa cây có nguồn gốc từ rừng xanh về trồng trong khuôn viên trường học, các trường đã chú trọng đến việc sắp xếp những cây này với các loại cây quen thuộc với học đường như bàng, phượng, bằng lăng để tạo nên sự phối hợp hài hòa, tạo bóng mát, màu xanh trong sân trường.

Tại Trường Dân tộc nội trú huyện Mường Khương (Lào Cai), khi chúng tôi đến thăm, không gian sân trường thoáng mát và tràn ngập sắc xanh. Đó là nhờ vào hệ thống cây xanh được nhà trường bố trí hợp lý trên sân trường, và không thiếu những cây xanh có nguồn gốc địa phương. Hằng tuần, học sinh nhà trường có những buổi lao động để chăm sóc cây xanh, vì vậy không gian trường học lúc nào cũng xanh mát và thân thiện.

Trường THPT Hạ Hòa (Phú Thọ) là ngôi trường trên quê hương xứ cọ, đồi chè. Do đó, nhà trường đã trồng hai hàng cọ ở hai bên lối đi từ cổng dẫn vào sân trường. Bước qua cổng trường, các em học sinh đã cảm nhận được hình ảnh tán cọ xòe rất thân thiện, biểu tượng của quê hương, xứ sở mình.

Em Hoàng Thị Nhung (học sinh THPT ở Bảo Yên, Lào Cai) chia sẻ: “Chúng em cảm thấy trường học rất gần gũi và thân thiện khi nhà trường trồng xen kẽ những cây xanh mà chúng em vốn rất thân thuộc”.

Ngoài việc trồng cây xanh, nhiều trường học vùng cao còn tạo mảng xanh bằng cách thiết kế những thảm cỏ ở tầm thấp trên sân trường. Để làm được những ô cỏ xanh xen kẽ ô vuông gạch, các trường đã sử dụng giống cỏ mật có nguồn gốc dân dã từ rừng. Đó là giống cỏ thích nghi với mọi loại đất và khí hậu, sinh trưởng và xanh tốt quanh năm, tạo màu xanh dịu mát.

Tại Trường tiểu học Nghĩa Đô (Bảo Yên, Lào Cai), bước vào cổng trường mọi người đã thấy một không gian xanh bởi cây cỏ và nhiều loài hoa đang khoe sắc. Bằng sự nỗ lực của thầy trò, nhà trường đã tạo được một không gian sân trường với những ô cỏ được kẻ ô vuông khá đẹp mắt. Các em học sinh người Tày, người Dao hằng ngày đến trường, vui chơi trên sân trường bên những không gian xanh thân thiện.

Chọn loại cây quen thuộc với học trò

Với những trường học vùng cao, khi đưa cây xanh có nguồn gốc bản địa vào trồng trên sân trường, ở khâu lựa chọn giống cây cần xem xét sự phù hợp với cảnh quan nhà trường, có phù hợp và quen thuộc với học trò hay không. Đồng thời, khi trồng cây bản địa, cần chú trọng đến việc bài trí xen kẽ một cách hài hòa với những cây trồng truyền thống; đồng thời cách chăm sóc, cắt tỉa sao cho cây được phát triển tự nhiên như ở môi trường tự nhiên.