- Mã sản phẩm: CGQH-002
- Giá: Liên hệ
- Lượt xem: 7497
Đặc tính & Giá trị kinh tế của gỗ gõ đỏ.
Gỗ Gõ Đỏ (Càte) hay còn gọi là Hổ bì, có tên khoa học: Afzelia xylocarpa. Gỗ Gõ Đỏ là loài thực vật mọc tại một số nước Đông Nam Á như : Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanma. Thuộc cây gỗ nhóm I, Gỗ Gõ Đỏ là một loại Gỗ quý được liệt kê trong sách đỏ Việt Nam. Đặc điểm Gỗ Gõ đỏ ? Cây gỗ lớn, cao 30 – 40 m, thân thẳng, tròn, vỏ màu xám trắng, sần sùi nhiều. Phân cành thấp. Lá kép lông chim chẵn, phiến lá chét hình trái xoan, đầu có mũi lồi tù, đuôi gần tròn. Sàn gỗ gõ đỏ Hoa tự hình chùm, hoa lưỡng tính, tràng hoa màu trắng, có 1 cánh, hình tròn có móng dài. Quả đậu hình bao kính. Vỏ quả khi chín hoá gỗ màu đen. Hạt hình trụ có cạnh, vỏ hạt cứng màu đen, dây rốn cứng màu vàng nhạt.
Ngoài ra, Cây Gõ Đỏ sinh trưởng chậm, ưa sáng, phân bố trong rừng thường xanh hoặc rừng nửa rụng lá, mọc trên đất bằng hoặc sườn thoát nước, tầng đất sâu, thành phần cơ giới của đất trung bình. Sàn gỗ gõ đỏ Gỗ có dác lõi phân biệt, dác màu trắng xám đến vàng, dày 4–5 cm. Gỗ Gõ Đỏ rất đẹp, lõi màu đỏ nhạt hoặc đỏ đậm nổi rõ các vân đen giống da hổ, nên có nơi còn gọi là cây Hổ bì.
Gỗ Gõ Đỏ là Gỗ khá nặng, cứng bền, thớ mịn, không mối mọt ít bị ảnh hưởng của thời tiết, dễ gia công, chịu được mưa nắng, đánh bóng rất đẹp, dùng đóng đồ, trang trí nội thất, chạm trỗ. Nhất là các u gỗ trên thân có vân xoáy rất đẹp, làm gỗ mỹ nghệ, làm sàn nhà, đóng bàn ghế, giường tủ, đồ chạm trổ cao cấp khác …. Nu gỗ gỗ có giá trị kinh tế cao. Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt thì Nu là gỗ có vân xoăn đẹp ở bướu to của một số cây gỗ quý, dùng làm bàn nghế, đồ mỹ nghệ. Nu còn có những cách gọi khác nhau là : núm, nụm.
Thực chất đây là sự phát triển riêng biệt của loài cây thân gỗ, khi cây gỗ bị thương tật như sâu bệnh, sét đánh, chặt chem., làm xây xước thân cây… lúc đó cây sẽ sinh ra chất dinh dưỡng đồn tích để nuôi dưỡng phần bị thương tật ấy lành trở lại.
Do đặc điểm sinh lý và lý do bảo tồn sự phát triển tự nhiên của cơ thể sống mà dinh dưỡng hấp thu được từ đất, không khí đã tập trung với mức độ cao vào những nơi thương tật làm cho nó phát triển khác thường với những nơi khác. Vì thế mà chỗ thương tật phình ra thành bươu, mức độ lớn của bươu phụ thuộc vào khả năng hấp thụ dinh dưỡng, thời gian sinh trưởng của cây.
Thường thì bướu có đường kính to hơn đường kính thân cây chủ. Nói thế không có nghĩa là muốn có nu thì tạo ra thương tích trên cây là được. Thực tế là tỷ lệ thành bướu rất thấp, có khi hàng trăm cây mới được một cây có nu, quá trình hình thành bươu tạo ra nu giống như trầm hương trên thân cây đó.