Đặc điểm hình thái cây Vú sữa
Cây vú sữa bắt nguồn từ vùng châu Mỹ nhiệt đới xa xôi và thuộc họ hồng xiêm. Chiều cao trung bình của mỗi cây vú sữa có thể lên tới 10 cho đến 15 m, tán lá xòe rộng ra xung quanh và đặc biệt tốc độ sinh trưởng của cây khá nhanh. Phần tán lá dày kết hợp cùng bới bộ rễ nông, mưa to gió lớn thường làm cây dễ gãy đổ cho nên các bạn nhớ lưu ý nhé. Tuy vậy nhưng bù lại cây phát triển khá nhanh chóng và có thể trồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm mà cây vẫn phát triển tốt, tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là nên trồng vào mùa mưa, lúc này sẽ luôn có độ ẩm cung cấp cho rễ, không cần phải tưới nước thường xuyên.
Kĩ thuật trồng cây Vú sữa Lò rèn đạt chuẩn, sai trái trĩu nặng
Quả vú sữa to bằng nắm tay người lớn, phần vỏ có màu xanh và khi chín lại dần dần chuyển sang màu tím nhạt. Quả có hình dáng tròn đều, khi chúng mới đơm trái lớp vỏ bên ngoài thường mang màu xanh và trắng, có cây xuất hiện màu tía nữa cho nên trông chúng rất đa sắc màu và đẹp mắt. Phần vỏ có nhiều nhựa mủ, nhưng khi chín, tách lớp vỏ ra là dòng sữa trắng thơm ngọt ngào mát lịm chảy ra như chính dòng sữa của mẹ ta vậy. Cây sau khi trồng khoảng 6 - 7 năm lúc này cây mới bắt đầu cho quả nhưng một khi đã có quả thì cây sẽ cho quả quanh năm, bạn có thể thoải mái thưởng thức chúng bất cứ mùa nào.
Tiêu chuẩn chọn giống cây
Là loại cây dễ trồng, không kén đất, phù hợp với thời tiết khí hậu nhiệt đới. Trên thị trường tiêu thụ hiện này có nhiều giống vú sữa được người nông dân chọn trồng như vú sữa nâu, vú sữa bánh xe, vú sữa dây,… nhưng được ưa chuộng nhất là giống vú sữa Lò rèn. Giống vú sữa này khi trái chín có hình cầu, phía đuôi trái màu trắng má hồng, thịt trái có màu trắng sữa, vị ngon ngọt. Khi chọn giống cây vú sữa cần lưu ý chọn những cây to, khỏe xanh tốt,có thân thẳng và phải có ít nhất từ 4 cành trở lên, bộ rễ đã mọc nhiều rễ tơ và phân bố tròn đều bám chặt vào trong đất. Cây có ít nhất 50 cm và thời gian ghép phải đạt từ 3 tháng trở lên.
Giống cây Vú sữa Lò Rèn tại Vườn ươm Đông Nam Bộ
Phương pháp nhân giống cây Vú sữa
Nhân giống hữu tính (ươm hạt)
Trước đây, nhà vườn nhân giống chủ yếu bằng hạt: Chọn những trái đã chín già, hạt to khỏe, hạt còn nguyên lớp vỏ ngoài ươm xuống đất tơi, xốp, tưới nước để đất luôn ẩm, sau khi gieo hạt 3 – 4 tuần thì cây bắt đầu mọc, sau đó bứng cây con ra trồng ở nơi đã đào lỗ sẵn, để cây nhanh phát triển chúng ta cần nón lót phân trước khi trồng. Phương pháp này trồng thời gian khá lâu từ 7- 9 năm mới cho ra trái nên hiện nay ít được áp dụng.
Nhân giống bằng phương pháp chiết nhánh
Cần chọn những cây có sức đề kháng tốt, cho năng suất cao, cây trồng đủ 6 – 10 năm, sau đó chọn những cành khỏe mạnh, không có nhánh tăm,không sâu bệnh, lá xanh có thời gian sống khoảng 1 năm trở lên để chiết, phương pháp này có tỉ lệ thành công thấp. Nhưng nhanh cho ra trái chỉ khoảng 2 - 3 năm nếu được chăm sóc tốt.
Nhân giống bằng phương pháp ghép cành
Đây là phương pháp nhân giống hiệu quả, tiên tiến được ứng dụng rộng rãi nhiều nhất. Với tiêu chí ghép như sau: khi ghép cần chú ý mối ghép phải cách mặt bầu cây 20cm trở lên, vú sữa nói chung là loại cây lâu năm do đó cần có một rễ cọc ăn sâu vào lòng đất để cây có thể vững chắc do đó nếu trồng bằng hạt thì cây có rễ phát triển tốt hơn nhưng lại chậm phát triển và lâu cho quả. Còn ghép mắt hay ghép ngọn thì cây phát triển nhanh, năng suất quả cao nhưng dễ bị đổ khi có gió mạnh người trồng nên chú ý vấn đề này. Các bước tiến hành ghép để cây có tỉ lệ sống cao:
- Chuẩn bị gốc ghép
Sau khi đã chọn được những hạt tốt nhất thực hiện gieo hạt theo luống hạt cách bề mặt khoảng 1.5 cm có lưới che khi trời nắng nóng, duy trì độ ẩm thường xuyên để hạt nảy mầm. Sau khi hạt nảy mầm, có khoảng 4 - 5 lá con thì thực hiện cấy sang bầu. Kích thước bầu 10 x 15 cm nếu bằng phương pháp ghép treo bầu, bầu 15 x 32 cm với phương pháp áp cành. Khi cây có 4 - 5 lá thật thì cấy sang bầu ươm có kích thước 10 x 15 cm nếu ghép bằng cách treo bầu; ghép áp cành thì bầu ươm có kích thước 15 x 32 cm. Dùng bình xịt phun sương để giữ ẩm cho cây con, ngoài ra còn có thể tưới phân theo hàm lượng vừa đủ và ngưng tưới phân trước khi ghép 15 ngày.
- Chuẩn bị cành ghép
Cành ghép được lấy từ cây mẹ khỏe mạnh và phát triển bình thường cây 5 - 10 tuổi, cành ghép cho quả năm trước. Chọn càng ghép cần chú ý vỏ cây chắc, lá xanh tốt, đường kính cành tương đương gốc cần ghép.
- Tiến hành ghép
+ Cách ghép treo bầu: đường vát xéo của cành ghép phải vừa với nêm tại gốc ghép, sau đó quấn bằng PE với lực vừa phải. Sau khoảng 3 tuần mối ghép sẽ liền tiến hành tháo dây quấn cành ghép phát triển là đã ghép thành công. Tiếp tục chăm sóc đến khi đem đi trồng.
+ Cách ghép áp cành: Đặt vạt nêm của cành ghép vào gốc ghép được cắt theo hình chữ U sao cho chồng khít lên nhau. Dùng PE quấn kín, giữ ẩm cho cây bằng cách trùm kín bằng bào PE không cần tưới. Sau 30 – 35 ngày đưa cây ra ngoài tháo bao trùm vẫn giữ dây quấn mối ghép đến khi chổi cao được khoảng 25 cm.
Cách trồng và chăm sóc vú sữa
1. Trồng cây vú sữa
Mật độ (khoảng cách): Tùy theo chiều rộng mặt luống mà bố trí số hàng cây. Với luống rộng 7 – 8m thì bố trí trồng một hàng cây ở giữa luống, khoảng cách 8m/cây, mật độ 12 – 13 cây /1000m2. Với luống rộng 9 – 10m, trồng hai hàng theo kiểu nanh sấu. Có thể trồng xen rau màu hoặc cây ăn trái ngắn ngày trong 1 – 3 năm đầu để tăng thu nhập.
Cách đặt cây vú sữa: Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con (khoảng 20 – 25 cm), cắt bớt gốc cành ghép (treo bầu), xé bỏ bao nilon (đựng bầu đất), đặt cây con vào hố, dùng dao cạo nhẹ lớp vỏ nơi tiếp xúc giữa cành ghép và gốc ghép lấp đất đến nơi vừa cạo vỏ giúp hình thành 1 lớp rễ mới sau khoảng vài tháng trồng; ém đất chặt, dùng 3 cây cọc để cố định cây con, chú ý che nắng cho cây.
Vú sữa - Cây cho trái ngọt đậm tình yêu thương
2. Chăm sóc vú sữa
Dùng rơm tủ gốc để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.
Làm cỏ để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng, nên cắt bớt cỏ trong vườn, hạn chế dùng thuốc diệt cỏ trong vườn cây ăn trái.
Tưới nước cho vú sữa: cần cung cấp nước đầy đủ cho cây vú sữa, mỗi tuần tưới 3 – 5 lần, mỗi lần tưới 20 – 30 lít nước/cây nhất là vào mùa nắng để giảm tỷ lệ cây chết và giúp cây phát triển nhanh đặc biệt trong 3 năm đầu. Nên giữ mực nước trong mương cách mặt luống ít nhất 40 cm.
Xử lý ra hoa cho cây: khi cây đã trưởng thành, cho trái ổn định từ năm thứ 7 trở đi bằng phương pháp điều tiết nước và bón phân:
+ Lúc chuẩn bị thu hoạch quả (khoảng tháng 11) tiến hành các bước xử lý như sau: Gom sạch lá rụng trên mặt líp để phơi khô đất, đồng thời xiết cạn nước trong mương cho đến khi thu hoạch xong (mực nước trong mương tối thiểu phải cách mặt líp 60 cm). Sau khi thu hoạch xong, tỉa bỏ các trái non còn sót lại và tỉa các loại cành già, cành vô hiệu, cành vượt (cành phướn), cành sâu bệnh.
+ Xử lý ra hoa từ tháng 2- 3 :Bơm nước tràn trên mặt líp 2 - 3 lần, 4 - 5 ngày/lần, yêu cầu đảm bảo mặt líp phải thật ẩm (bơm nước ngâm líp trong 1 -2 ngày). Bón toàn bộ lượng phân đợt 1, tưới nước cho tan phân sau mỗi lần bón. Tưới liên tục 3 lần/tuần cho dến khi cây ra hoa.
Còn gì tuyệt vời hơn khi thu hoạch được quả dày cơm, chứa dòng sữa ngọt lịm, thơm nồng nàn
Phòng trừ sâu hại
Sâu hại |
Cách trị sâu hại |
Sâu đục trái |
Gây hại từ khi trái có đường kính 2cm đến khi trái chín. Phòng trừ bằng các loại thuốc như Karaté, Cymbush, Trebon… liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun thuốc khi thấy bướm xuất hiện và mức thiệt hại trái khoảng 2 - 3%. Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng để tránh dư lượng thuốc gây hại cho người tiêu dùng. |
Sâu ăn bông |
Gây hại khi cây ở giai đoạn trổ bông. Phòng trừ bằng các loại thuốc như Karaté, Cymbush, Trebon, liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nên phun thuốc khi thấy bướm xuất hiện. |
Rệp sáp |
Gây hại chủ yếu vào mùa khô trên tất cả các bộ phận của cây. Phòng trừ bằng cách phun Supracide theo nồng độ khuyến cáo hoặc tươi các loại thuốc có tính lưu dẫn như Basudin. |
Sâu đục cành |
Sâu đục cành gây hại quanh năm nên thường xuyên thăm vườn phát hiện mọt đổ từ các cành. Diệt sâu bằng cách bơm các loại thuốc có tính lưu dẫn như Basudin. |
Bón phân cho vú sữa:
+ Sau khi trồng đến một năm: sử dụng 70 - 80ml Greenfield 555 tưới gốc + 20g Urê, hoà phân vào nước để tưới, mỗi tháng nên bón phân 1 lần
+ Cây 1 – 3 năm tuổi: bón 1 - 2 kg hỗn hợp gồm Urê, Greenfield 555, NPK 16–16–8 (hoặc 20 – 20 – 15), với tỉ lệ 1:3:1; chia làm 4 lần bón trong năm, lượng phân bón tăng dần theo độ lớn của cây (năm đầu dùng 1kg phân, sau đó tăng dần)
Tỉa cành tạo tán cho vú sữa: trong các năm đầu nên tỉa cành để cây vú sữa có cành phân bố theo 4 hướng, tạo cho cây có tán tròn đều. Chú ý tỉa bỏ cành vượt, cành trong tán cây, cành bị sâu bệnh.
Thu hoạch vú sữa
Vú sữa láng bóng, thu hoạch cung cấp cho thị trường tiêu thụ
Từ khi đậu trái đến khi thu hoạch vú sữa khoảng từ 180 – 200 ngày. Vụ mùa thu hoạch vú sữa Lò rèn tập trung vào tháng 2 và tháng 3 (dương lịch). Khi chín vỏ vú sữa có màu hột gà sáng bóng. Vỏ vú sữa mỏng nên dễ bị giập, trầy sướt, khi chín cuống trái dễ bị sút ra nên khi thu hoạch phải thật nhẹ nhàng và khéo léo, không để trái trực tiếp xuống đất vì nấm bệnh từ đất sẽ xâm nhập vào trái qua cuống hoặc vết thương. Trong quá trình thu hoạch nhà vườn nên bao trái để tránh trầy sướt khi vận chuyển. Trong thời gian dự trữ, vận chuyển không nên để trái tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì sẽ làm tổn thương vỏ trái, không nên che nắng trái bằng tấm nilon vì nilon hấp thu nhiệt sẽ làm nám vỏ trái. Khi xếp trái vào thùng, vào giỏ… nên lót giấy hoặc vật liệu xốp để tránh tình trạng trái bị đè bẹp, đồng thời hạn chế xếp quá 4 - 5 lớp/giỏ.
Kĩ thuật lâm sinh trồng và chăm sóc Vú sữa Vườn ươm Đông Nam Bộ
Vườn ươm Đông Nam Bộ tại Đồng Nai cung cấp cho nhà vườn những loại cây trồng đa dạng, ưa chuộng nhiều trên thị trường tiêu thụ các loại trái cây hoa quả hiện nay. Đặc biệt kĩ thuật trồng trọt, chăm sóc cây giống cực kì hiện đại, kinh nghiệm cao, cẩn thận, tỉ mỉ trong từng khâu chăm bón. Quý bà con, nhà vườn có nhu cầu đặt cây giống chất lượng hãy liên hệ với vườn ươm của chúng tôi để có thể biết thêm nhiều thông tin về sản phẩm cũng như được hướng dẫn về kĩ thuật trồng cây đạt hiệu quả cao.
VƯỜN ƯƠM ĐÔNG NAM BỘ
Địa chỉ : Tổ 5, KP 3, Thị trấn Trảng Bom, Đồng Nai
Điện thoại: 0919 990 576
Email : duong.dongnambo@gmail.com
Website : www.giongcaytrongvina.com
www.caygiongmiennam.com
Thông tin khác
- » Kỹ thuật trồng và nhân giống cây bơ sáp (20.12.2015)
- » Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Giáng Hương (22.04.2018)
- » Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bàng Đài Loan (22.04.2018)
- » Kỹ Thuật Nhân Giống Keo Lai Bằng Hạt (22.04.2018)
- » Kỹ Thuật Nhân Giống Keo Lai Bằng Phương Pháp Giâm Hom (22.04.2018)
- » Kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Sao Đen (20.04.2018)
- » Kỹ thuật trồng và nhân giống Keo Lá Tràm (20.12.2015)
- » Kỹ thuật trồng và nhân giống Tràm Cừ (20.12.2015)